
Tiến sĩ, Bác sĩ Chris Meletis, Bác sĩ Y Khoa Tự Nhiên – Naturopathic Doctor – N.D.
Tình trạng gia tăng của bệnh tật ngày nay là do sự thiếu hụt trong bổ sung khoáng vi lượng trong chế độ ăn uống hằng ngày.(1)Làm thế nào mà chuyện này xảy ra khi chúng ta luôn có đủ lượng lương thực đáp ứng? Những sự thiếu hụt này không đến từ việc thiếu lương thực phẩm, mà bắt nguồn từ chất lượng thực phẩm. Khoáng vi lượng tồn tại ở dạng thực phẩm nguyên chất chưa qua chế biến như rau quả và trái cây. Nhưng phần lớn trái cây và rau quả có trong thị trường ngày nay bị thiếu hụt lượng khoáng chất cần thiết, phần lớn là do hoạt động canh tác năng suất cao ở nước này và nước khác.
Hàm lượng khoáng chất trong thực phẩm phụ thuộc vào lượng khoáng chất có trong đất trồng. Các phương pháp canh tác hiện nay làm cho đất bị thiếu các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là thiếu khoáng vi lượng. Do đó, nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta ít nhiều đã làm cho cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Tình trạng này yêu cầu chúng ta phải bổ sung khoáng vi lượng vào chế độ ăn uống hằng ngày để phòng chống bệnh tật có liên quan đến sự khan hiếm khoáng vi lượng. Thiếu chất dinh dưỡng quan trọng khiến cơ thể khó hoạt động một cách đầy đủ, trở nên dễ mắc bệnh.
Khoáng vi lượng có rất nhiều vai trò. Bởi vì khoáng vi lượng được tìm thấy trong cơ thể ở số lượng cực ít, nên các nhà khoa học và bác sĩ đã không chú ý đến tầm quan trọng của chúng trong việc phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên, với sự cải tiến của khoa học và sự công nhận hiệu quả của y học tự nhiên, chúng ta đã dần hiểu được sự quan trọng của khoáng vi lượng. Khoáng vi lượng, theo một cách nào đó, được so sánh như những chiếc đinh, ốc vít và các vật dụng cần thiết để giữ một ngôi nhà vững chãi. Thoạt nhìn, ngôi nhà được dựng nên bằng nhiều hơn những vật dụng nhỏ này. Tuy nhiên, nếu những vật dụng nhỏ bé đó bị lấy đi từ từ và không bao giờ được thay thế, ngôi nhà sẽ từ từ lún xuống, cuối cùng sẽ bị đổ vỡ. Việc so sánh này cũng giống như những khối nhỏ trong cơ thể chúng ta. Khoáng vi lượng rất quan trọng trong việc vận hành hệ thống enzim, dẫn truyền thần kinh, chức năng cơ bắp, vận chuyển các chất dinh dưỡng vào tế bào, tạo khuôn khổ cho các mô, và điều chỉnh chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Những chức năng “đằng sau hậu trường” này không thể được thực hiện nếu thiếu đi nguồn cung cấp liên tục và đầy đủ. Ngay cả với nhiều chất bổ sung đa vitamin và loại bổ sung khoáng chất có sẵn, hầu hết chỉ có kết quả tạm thời ngắn hạn nếu không chứa đủ lượng yêu cầu đối với sức khoẻ.
Các bác sĩ chuyên về y học tự nhiên là một trong những người đề xướng quan trọng nhất về việc bổ sung khoáng vi lượng. Những bác sĩ này rất phù hợp và tinh vi với những chức năng hoạt động trong cơ thể, có khả năng giải quyết những vấn đề sức khoẻ với liệu pháp chữa bệnh có giá trị dinh dưỡng nhằm đem lại sức khoẻ cân bằng ban đầu cho người bệnh. Quá trình cân bằng này còn được gọi là sự cân bằng nội môi (một đặc tính của một hệ thống để điều khiển môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hoà cân bằng động khác nhau. Tất cả các sinh vật sống bao gồm cả đơn bao hay đa bào đều duy trì cân bằng nội môi,) xảy ra hoàn toàn tự nhiên, miễn sao cơ thể có đủ nhiên liệu và vật liệu xây dựng thích hợp. Thật không may, các bác sĩ đang chứng kiến ngày càng nhiều bệnh tật, có thể là do cơ thể không có khả năng tiếp cận sự cân bằng này. Xu hướng này có liên quan trực tiếp đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta.
Tuy nhiên, các học viên của y học tự nhiên đang rất phấn khởi với nhiều chuyển biến tốt và ngoạn mục về sức khoẻ mà nhiều bệnh nhân của họ đã được trải nghiệm qua việc bổ sung khoáng chất và khoáng vi lượng. Một ví dụ điển hình là điều trị đau nửa đầu với magiê. Các số liệu thống kê gần đây cho thấy 18 phần trăm phụ nữ và 6 phần trăm nam giới bị chứng đau nửa đầu và chứng này đang tăng lên.(2) Các Trung tâm Kiểm soát Bệnh đã báo cáo một mức gia tăng đến 60 phần trăm từ năm 1980 đến năm 1989.(3) Chứng đau nửa đầu xảy ra khi các mạch máu trong não bị co thắt. Ngay sau khi co thắt diễn ra, các mạch máu sau đó phản xạ mở, hoặc bị giãn nở. Khi các mạch máu giãn ra, chúng chiếm nhiều không gian trong não, kích hoạt các cơ quan thụ cảm tổn thương gần đó. Người ta suy đoán rằng sự mất cân bằng khoáng chất đã dẫn đến sự co thắt của các mạch máu. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho biết magiê có một vai trò cực kì quan trọng khi cơn đau nửa đầu xảy ra. Hoạt động của magiê trong cơ thể bao gồm ngăn ngừa co thắt mạch máu, ức chế đông máu, và ổn định màng tế bào, tất cả đều liên quan đến sự hình thành cơn đau nửa đầu.(4) Nồng độ magiê có ảnh hưởng đến sự sản xuất dẫn truyền thần kinh và hệ thụ cảm, các chứng gây viêm, và các chứng đau hoá học liên quan đến não.(5) Các bằng chứng gần đây cho thấy có đến 50 phần trăm bệnh nhân bị đau nửa đầu có lượng magiê thấp hơn xuyên suốt cơn đau.(6) Một nghiên cứu khác phát hiện nồng độ magiê trong não ở bệnh nhân đang bị chứng đau nửa đầu thấp hơn 19 phàn trăm so với người khoẻ mạnh.(7) Vì các nghiên cứu gần đây cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của sự thiếu hụt magiê đối với chứng đau nửa đầu, các học viên đã chỉ định magiê cùng với một số loại khoáng vi lượng khác là một cách điều trị hàng đầu cho chứng đau nửa đầu này với những thành công nhất định.
Do sự phân bố rộng rãi của chúng trong suốt quá trình trao đổi chất của cơ thể con người, khoáng vi lượng là một phần thiết yếu của hoạt động chức năng của một trong những cơ quan lớn nhất trên cơ thể, cơ bắp. Magiê có khả năng làm thư giãn cơ bắp sau khi bị co lại. Nếu không có magiê, cơ bắp trong cơ thể sẽ khó hoạt động được. Chứng chuột rút đang rất phổ biến trong xã hội phương Tây vì họ thường thiếu hụt một lượng khoáng chất thích hợp. Một cách chữa chuột rút đơn giản là bổ sung magiê và các khoáng chất khác để cho cơ bắp được hoạt động trơn tru và chính xác. Chức năng của magiê trong việc làm giảm chuột rút cũng thích hợp cho các tình trạng đau mạn tính trong cơ bắp, gân và khớp. Triệu chứng kèm theo là mất ngủ, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, rối loạn chức năng đường ruột. Tình trạng này được điều trị thành công bởi các học viên ở viện y học chức năng tự nhiên. Những học viên này thường dùng một lượng tổng hợp magiê lớn và các khoáng vi lượng khác để giảm sự đau đớn và mềm yếu ở cơ bắp, một hiện trạng rất hay xảy ra ở những bệnh nhân bị đau cơ bắp mãn tính.
Một ca khác được điều trị thành công bằng magiê và các khoáng vi lượng khác là hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS.) Những người bị bệnh này thường bị đau cơ và suy nhược cơ bắp. Để cơ bắp được co lại và thư giãn, magiê và calcium cần được bổ sung vào cơ thể theo mực độ chính xác nhất định, điều này khó có thể đạt được ngay cả khi bệnh nhân có một chế độ ăn uống tiêu chuẩn hợp lý. Ngoài ra, bổ sung magiê và khoáng chất sẽ làm giảm cơn đau khi chơi thể thao có liên quan đến thương tích hay việc hoạt động thể chất quá mức. Khi chúng ta sử dụng hệ thống cơ của mình, chúng ta đang làm các khoáng chất dần dần bị cạn kiệt, do đó bổ sung khoáng chất, khoáng vi lượng phải là một ưu tiên hàng đầu. Các triệu chứng khác có thể xảy ra do thiếu magiê là trầm cảm, mất phương hướng, ngứa ran, tê chân tay, động kinh, nhịp tim không ổn định. (8,9).
References
1 Medical Nutrition from Marz, 2nd Edition. Omni-Press, 1997. Pps. 103-107
2 Stewart WF, Lipton RB, Celentano DD, et al. Prevalence of migraine headache in the United States: relation to age, income, race, and other sociodemographic factors. JAMA 1992;267:64-69.
3 Rappaport AM, Scheftell FD. Headache Disorders: A Management Guide for Practitioners. Philadelphia, PA: WB Saunders Co.;1996:4.
4 McCarty MF. Magnesium taurate and fish oil for prevention of migraine. Med Hypotheses 1996;47:461-466.
5Sinclair, S. Migraine Headaches: Nutritional, Botanical And Other Alternative Approaches. Alternative Medicine Review – Volume 4, Number 2, April 1999.
6 Mauskop A, Altura BM. Role of magnesium in the pathogenesis and treatment of migraine. Clin Neurosci 1998;5:24-27.
7 Ramadan NM, Halvorson H, Vande-Linde A, et al. Low brain magnesium in migraine. Headache 1989;29:590-593.
8 Rude RK. Magnesium deficiency: A cause of heterogeneous disease in humans. J Bone Miner Res 1998;13:749-58.
9 Institute of Medicine. Food and Nutrition Board. Dietary Reference Intakes: Calcium, Phosphorus, Magnesium, Vitamin D and Fluoride. National Academy Press. Washington, DC, 1999.
10 Kelly, GS. Sports Nutrition: A Review of Selected Nutritional Supplements For Bodybuilders and Strength Athletes-Alternative Medicine Review – Volume 2, Number 3, May 1997