
Tiến sĩ Alexander G. Schauss
Khoa Khoa Học Đời Sống AIBR
Tại Tacoma, Washington, USA
Từ “manganese” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, “magnes” có nghĩa là nam châm.
Trong nhiều năm mangan đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp vì nó có khả năng làm tăng điện trở của thép. Chẳng hạn như đường ray có chứa 1.2 phần trăm mangan. Chỉ những năm gần đây người ta phát hiện ra rằng mangan có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ con người, vậy nên mangan được xem là một chất khoáng rất quan trọng.
Mangan có thể:
- Kích hoạt nhiều enzyme
- Giúp hỗ trợ việc sử dụng thiamin (thiamin là một loại vitamin thuộc nhóm B, hay còn gọi là vitamin B1)
- Giúp hỗ trợ việc sử dụng vitamin E (tocopherol) (chất chống oxy hoá)
- Giúp hỗ trợ việc sư dụng chất sắt
- Làm tăng mức độ chống oxy hoá (SOD)
Nhưng quá nhiều mangan lại có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Ví dụ, dư mangan có thể can thiệp vào việc hấp thụ chất sắt, cũng như bổ sung quá nhiều chất sắt có thể gây trở ngại cho việc hấp thụ mangan. Bổ sung calcium cũng gây ra cản trở hấp thu mangan. Bởi vì lý do này, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo rằng nếu bạn sử dụng mangan thì nên sử dụng calcium vào một thời điểm khác.
Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi không nên có quá nhiều mangan trong chế độ ăn uống hoặc trong sữa bột vì nó làm rối loạn các chức năng hoá học của não, dẫn đến sự rối loạn hành vi.
Tuy nhiên, mangan rất quan trọng đối với sức khoẻ của chúng ta. Nồng độ mangan không đủ trong mô tế bào có thể dẫn đến nhiều bệnh, bao gồm:
- Bệnh tim
- Viêm da
- Làm giảm choresterol tốt, hay còn gọi là HDL-choresterol.
- Chất đạm béo này có tỷ trọng cao, tiếng Anh gọi là “High Density Lipoprotein”, tên tắt là HDL. HDL có khả năng lấy bớt Cholesterol từ các mảng bám vào thành mạch máu để mang về gan phân hủy. Cho nên người có mức HDL cao thì giảm được nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Nếu HDL quá thấp, thì rủi ro đứng tim và tai biến mạch máu não tăng.”
- Gia tăng khả năng hủy xương
- Giảm khả năng sinh sản
- Chậm phát triển ở trẻ em
- Lượng đường trong máu thấp
- Bệnh về tai giữa, bao gồm khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế và các sản phẩm thuộc về ngũ cốc là những nguồn cung cấp đáng kể mangan. Nhưng ngày nay, ngũ cốc đã qua chế biến đã mất đi một lượng mangan có thể giúp ích cho sức khoẻ. Mangan cung cấp từ trái cây và rau quả rất khan hiếm. Trà đen là một nguồn cung cấp mangan phong phú, đặc biệt là ở những vùng không tiêu thụ ngũ cốc chưa tinh chế.
Hiện nay vẫn chưa có chế độ cung cấp mangan trong chế độ ăn uống (RDA) để duy trì sức khoẻ, nhưng vẫn được khuyến nghị những hàm lượng sau cho từng đối tượng thích hợp:
- Trẻ sơ sinh > 0.3 mg.
- Trẻ em 0.6 mg
- Nam giới (11-18 tuổi) 1.0 mg.
- Nam giới (trên 18 tuổi) 1.0 mg
- Phụ nữ 1.0 mg.
- Vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy mực độ mangan cho phép dành cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Tài liệu tham khảo
(1) Shils, M.E. and Young, V.R. Modern Nutrition in Health and Disease, 7th Edition. Lea & Febiger: Philadelphia, 1988.
(2) Schauss, A.G. Minerals, Trace Elements and Human Health. Life Sciences Press: Tacoma (WA), 1996.
(3) Recommended Dietary Allowances, 10th Edition. National Research Council. National Academy Press: Washington, D.C. 1989.